Văn phòng đăng ký đất đai không còn là cụm từ quá xa lạ đối với chúng ta. Nhưng liệu rằng bạn đã biết hết những vai trò pháp lý của nó hay chưa? Hãy theo dõi bài viết để hiểu rõ hơn nhé!
Hình ảnh được chụp tại một chi nhánh của văn phòng đăng ký đất đai của quận 2, thành phố Hồ Chí Minh.
Mua bán nhà đất hay xây dựng các khu công nghiệp, nhà máy đều phải thông qua rất nhiều cơ sở pháp lý khác nhau. Văn phòng đăng ký đất đai cũng là một trong những đại diện của nhà nước, đứng ra kiểm định và hướng dẫn cá nhân, doanh nghiệp hoàn tất các thủ tục pháp lý cần thiết.
Table of Contents
Văn phòng đăng ký đất đai là cơ quan gì?
Hình ảnh của văn phòng đăng ký đất đai tại Hà Nội và cũng là nơi để tiếp nhận, cung cấp giấy chứng nhận về quyền sở hữu đất cho cá nhân, tổ chức liên quan.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, văn phòng đăng ký đất đai do Uỷ ban Nhân dân thành lập, thuộc sở hữu của Sở Tài nguyên và Môi trường. Văn phòng được cấp quyền hoạt động bởi pháp luật và có tư cách pháp nhân, có trụ sở trên toàn thành phố, có dấu mộc riêng. Ngoài ra, văn phòng cũng được cấp tài khoản ngân hàng để dễ dàng thu chi và viện trợ cho địa phương khi cần thiết.
Vai trò của văn phòng đăng ký đất đai
- Vai trò đầu tiên của văn phòng đăng ký đất đai được nhà nước công nhận đó là được phép thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu, sử dụng đất đai và các tài sản liên quan khác.
- Cung cấp các loại giấy tờ pháp lý quan trọng như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền chiếm hữu về nhà ở cho các cá nhân có nhu cầu.
- Quản lý và kiểm kê tình trạng diện tích đất trên địa phương và cập nhật cho Sở Tài nguyên và Môi trường. Điều này cũng đồng nghĩa rằng các công trình mang tính công cộng như công viên, trường học cũng đều phải thông quan văn phòng đăng ký đất đai.
- Hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn các chủ đầu tư, doanh nghiệp muốn xây dựng công trình hoặc quy hoạch hóa thành khu dân cư.
Quyền và nhiệm vụ của văn phòng đăng ký đất đai
- Văn phòng đăng ký đất đai có nghĩa vụ đăng ký các quyền sử dụng đất, sở hữu theo khuôn khổ của nhà nước, bao gồm cả cả tài sản gắn liền với đất đai của chủ sở hữu.
- Cấp lần đầu, cấp đổi hoặc cấp lại các loại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cho các thân chủ khi cần thiết. Ngoài ra, cũng thực hiện đăng ký việc bàn giao giấy tờ đất cho các cơ quan cấp cao khi cần thiết.
- Quản lý các hồ sơ, giấy tờ đo đạc địa chính của địa phương và giải quyết các mức độ tranh chấp, kiện tụng bằng cách hòa giải.
- Luôn cập nhật các thông tin, khai thác tối đa lợi thế đất đai của địa phương để tạo môi trường thuận lợi cho việc đầu tư, thu hút vốn của doanh nghiệp nước ngoài.
- Thực hiện việc xác nhận và báo cáo các hồ sơ về nhà ở, ruộng đất của địa phương để tiến hành hoạt động cấp giấy phép cho ai có nhu cầu.
- Tiến hành các thủ tục, giao dịch đăng ký quyền sở hữu đất hoặc bàn giao giấy tờ nhà đất cho chủ sở hữu.
- Thu các loại phí nhà đất, lệ phí khi bàn giao giấy tờ theo đúng quy định của nhà nước Việt Nam.
- Bên cạnh đó, văn phòng đăng ký đất đai cũng có quyền hạn trong việc cho phép các hoạt động dịch vụ diễn ra trên địa phương theo khuôn khổ của pháp luật.
- Trong công tác quản lý nội bộ thì có quyền hạn xử lý, phân bổ chức vụ cho từng nhân viên để nâng cao hiệu quả xử lý cho công việc.
Lời kết dành cho bạn đọc
Hy vọng bài viết đã giúp bạn tìm hiểu thêm về quyền hạn cũng như cách một văn phòng đăng ký đất đai hoạt động. Việc được thông qua bởi đại diện pháp lý này sẽ giúp quá trình mua bán, xây dựng nhà cửa, quy hoạch đất diễn ra theo đúng pháp luật và hạn chế bị lừa đảo để chiếm đoạt tài sản. Nếu có bất kỳ nhu cầu hoặc cần được tư vấn về đất đai, bạn có thể liên hệ trực tiếp với văn phòng đăng ký đất đai gần nhất.