Hiện nay, khi tiến hành thiết kế, trang trí nhà ở theo tuỳ từng không gian, sở thích thì sẽ có những yêu cầu khác nhau. Tuy nhiên, sau khi bàn bạc về cách thức thiết kế, thi công, chúng ta cần có một bản hợp đồng về thiết khế nội thất trước khi bắt tay vào thực hiện các hoạt động thiết kế cho căn nhà của bạn. Chúng tôi muốn giới thiệu tới bạn Mẫu hợp đồng thiết kết nội thất năm 2021 để các bạn có thể tham khảo. Kính mong quý độc giả đón đọc.
Những nội dung chính cần có trong một Mẫu hợp đồng thiết kế nội thất
Hợp đồng thiết kế nội thất cũng như mục đích của các loại hợp đồng khác đó chính là đưa ra cam kết giữa hai bên. Cần có hợp đồng thiết kế nội thất để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên là bên thiết kế và bên yêu cầu thiết kế. Việc ký kết hợp đồng mang ý nghiz ràng buộc đôi bên bởi pháp luật, chỉ khi vậy thì mới tạo được niềm tin nhất định cho cả hai bên ký hợp đồng. Hợp đồng thiết kết được hình thành để ghi nhận rằng quá trình bàn giao các bản thảo về thiết kế cũng như việc tiến hành thi công sẽ được diễn ra đúng như tiến độ hai bên thoả thuận và nhất trí. Ngoài ra, việc ký kết hợp đồng thiết kế nội thất cũng giúp giảm thiểu những tranh chấp về sau này vì nó chính là loại chứng cứ cụ thể chứng minh giao dịch giữa người thuê và người được thuê. Trong trường hợp có xảy ra các tranh chấp, mâu thuẫn thì phía khách hàng, tức là người đứng ra thuê thiết kế sẽ gặp phần thiệt nhiều hơn nên khi chúng ta muốn thiết kế nội thất nhà cửa cần lưu ý đến vấn đề này.
Một bản Mẫu hợp đồng thiết kết nội thất cần phải nêu rõ được những yêu cầu sau đây:
- Cần phải tóm lược nội dung của hợp đồng thiết kế nội thất: Phải có đầy đủ các thông tin về yêu cầu của bên khách hàng đối với bên thiết kế, có đầy đủ quyền lợi và trách nhiệm của hai bên khi tiến hành việc thiết kế nội thất này đồng thời những điều này đều phải trải qua bàn bạc, thống nhất giữa hai bên
- Chi tiết về công việc thiết kế: Ở đây, bên thiết kế sẽ tiến hành đo đạc, lên ý tưởng, xây dụng bản vẽ, thiết kế hệ thống điện nước, thống kê về nguyên vật liệu cần thiết và vị trí sử dụng của chúng.
- Lên timeline cho dự án: Bên thiết kế sẽ tiến hành phân chia các giai đoạn thiết kế ví dụ như mất bao nhiêu thời gian đề hoàn thiện những thiết kế về nhà tắm hay đường dây điện. Khi lên timeline này, khách hàng có thể dựa theo đó để quan sát tiến độ công trình. Đồng thời, phía khách hàng cũng nên xem xét xem timeline này có hợp lý không, có thực sự đúng với thực tế không, tránh trường lên kế hoạch với thời gian kéo dài sẽ gây lãng phí tiền bạc, nguyên vật liệu
- Gía cả: Đây là vấn đề quan trọng nhất trong bản hợp đồng vì đây là tổng kết của các bược trên. Sau khi có kế hoạch cụ thể, khảo sát thị trường thì bên thi công sẽ đưa ra một con số phù hợp, khách hàng cần kiểm chứng mức giá đó vào cho phù hợp với khả năng của bản thân có thể chi trả.
- Biện pháp giải quyết tranh chấp xảy ra: Đôi khi vẫn sẽ tồn tại một số loại tranh chấp nên trong mẫu hợp đồng thiết kết nội thất cần có điều khoản đề cập đến cách giải quyết các tranh chấp có thể phát sinh trước, trong, sau khi hoàn thiện công trình.
- Quyền và nghĩa vụ của đôi bên: Ghi rõ quyền và nghĩa vụ của bên A, bên B để có thể dễ dàng tuân thủ cũng như chỉ ra sai phạm để yêu cầu bồi thường
Mẫu hợp đồng thiết kế nội thất năm 2021
Một mẫu hợp đồng thiết kết nội thất sẽ xây dựng theo trình tự như sau:
Thứ nhất: Quốc hiệu, Tiêu ngữ
Thứ hai: tên của hợp đồng (ví dụ: Hợp đồng thiết kế nội thất, Hợp đồng thiết kế kiến trúc,…) và số hiệu quả hợp đồng
Thứ ba: nêu các căn cứ pháp luật được áp dụng như Bộ luật Dân sự 2015, Luật Thương mại,… Căn cứ vào nhu cầu của hai bên
Thứ tư: nêu rõ thành phần bên A và bên B
Thứ năm: là các điều khoản thoả thuận giữa hai bên
Cuối cùng: là chữ ký xác nhận của hai bên.
Trên đây là một số ý kiến chúng tôi đưa ra đề quý bạn đọc tham khảo về Mẫu hợp đồng thiết kết nội thất. Cảm ơn các bạn đã đón đọc.